Trong văn hóa Bóng tối

Hội họa

Bức Tiếng gọi của thánh Matthew của Caravaggio sử dụng bóng tối cho các hiệu ứng chiaroscuro (tương phản) của nó.

Các họa sĩ sử dụng bóng tối để nhấn mạnh và tương phản sự hiện diện của ánh sáng. Bóng tối có thể được sử dụng như một đối trọng với các khu vực sáng để tạo ra các đường nét nổi bật và các khoảng trống của tranh. Các hình thể như vậy nhằm dẫn sự chú ý của người xem, xung quanh các phần bức tranh. Bóng còn giúp đổ thêm chiều sâu và phối cảnh cho một bức tranh. Xem thêm bài chiaroscuro để hiểu hơn về việc sử dụng các nghệ thuật tương phản như vậy trong các phương tiện trực quan.

Các loại sơn màu có thể được trộn với nhau để tạo bóng tối, bởi vì mỗi màu sắc của chất hấp thụ các tần số ánh sáng nhất định. Về mặt lý thuyết, trộn lẫn ba màu cơ bản hoặc ba màu thứ cấp sẽ hấp thụ tất cả ánh sáng khả kiến và tạo ra màu đen. Trong thực tế, rất khó để có thể thu được hỗn hợp sơn màu tối mà không có ánh nâu.

Văn chương

Ánh sáng và bóng tối được tách biệt ra ngay vào ngày đầu tiên của sự sáng thế, từ Trần nhà nguyện Sistine của Michelangelo

Là một thuật ngữ thi ca trong thế giới phương Tây, bóng tối được sử dụng để ám chỉ sự hiện diện của những cái bóng, các loại tà ác và những linh cảm không lành, hoặc như theo cách nói hiện đại, để ám chỉ rằng một câu chuyện thật nghiệt ngã, nặng nề và/hoặc rất là phiền muộn.

Tôn giáo

Tự sự về sự sáng tạo thế giới đầu tiên trong Kitô giáo bắt đầu bằng bóng tối, trong đó nó giới thiệu việc ánh sáng được tạo ra và tách bạch ánh sáng khỏi bóng tối (đây khác với sự tạo ra mặt trời và mặt trăng vào ngày thứ tư của sự sáng tạo). Do đó, mặc dù cả ánh sáng và bóng tối đều đã được bao hàm toàn diện trong các tác phẩm của Chúa toàn năng— bóng tối lại bị coi là "tai họa thứ hai từ cuối" (kinh Xuất hành 10:21) và là nơi của những "tiếng khóc lóc và rên rỉ" (Mátthêu 8:12).

Kinh Qur'an đã được diễn ý rằng những người đi quá giới hạn của những gì là lẽ phải sẽ phải chịu "sự tuyệt vọng và bóng tối lạnh như băng" (Nab 78.25).[6]

Erebus là một trong những vị thần nguyên thủy trong thần thoại Hy Lạp, là nhân vật đại diện cho bóng tối.

Triết học

Trong triết học Trung Quốc, Âm chính là nửa đại diện cho tính "nhu" trên một Thái cực đồ và nó được biểu diễn bằng một phần hình màu tối.

Thi ca

Việc sử dụng bóng tối như một phương tiện tu từ có truyền thống rất lâu đời. Shakespeare, tác giả sống vào khoảng thế kỷ 16 và 17, đã sáng tạo ra một nhân vật được gọi là "hoàng tử bóng tối" (vở Vua Lia: III, iv) và sử dụng hình ảnh "hàm răng tối" để nuốt chửng tình yêu. (Giấc mộng đêm hè: I, i) [7] Chaucer, một nhà văn từ miền Trung của Anh vào thế kỷ 14, tác giả của bộ The Canterbury Tales, đã viết rằng các hiệp sĩ phải ngừng đi những "công việc của bóng tối".[8] Trong Thần khúc, Dante đã mô tả địa ngục như là một "vết bẩn tối tăm".[9]

Ngôn ngữ

Trong tiếng Anh cổ có ba từ mang nghĩa là bóng tối: heolstor, genip và sceadu.[10] Heolstor cũng có nghĩa là "nơi ẩn náu" và sau này nó trở thành từ "holster" (nghĩa là bao da). Genip có nghĩa là "sương mù" nhưng dần không còn được sử dụng nữa, như nhiều động từ mạnh khác trong ngôn ngữ này. Tuy nhiên, nó vẫn còn được sử dụng trong tiếng Hà Lan, như cụm từ "in het geniep" có nghĩa là bí mật. Còn Sceadu có nghĩa là "cái bóng" và nay vẫn được sử dụng dưới dạng từ "shadow". Từ "tối", dark, được phát triển từ từ gốc deorc của tiếng Anh cổ.[11]